Miền núi và thảm hỏa ô nhiễm

Những năm gần đây, ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề bức xúc của nhiều địa phương. Ở đô thị người dân phải đối mặt với tình trạng tồn ứ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, ô nhiễm không khí do khói, bụi... thì người dân ở khu vực nông thôn, đặc biệt là vùng núi đang phải “sống chung” với tình trạng ô nhiễm môi trường do nhà vệ sinh, phân gia súc, ô nhiễm nguồn nước...Thong cong và những biện pháp để cải tạo môi trường vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề trên.
Người dân vẫn né tránh những nơi bẩn thỉu. Nhưng chính sự né tránh, thiếu quan tâm đó đã làm cho nhiều nơi, người ta phải chịu đựng những cái nhà tiêu hôi thối, bẩn thỉu... ô nhiễm môi trường dẫn tới nhiều bệnh tật nhất là ở vùng núi, nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Một phần do người dân chưa nhận thức đầy đủ tác hại của sự ô nhiễm môi trường, một phần do thói quen của đồng bào lấy phân bón ruộng, nên hầu hết bà con dùng nhà tiêu một ngăn, hoặc có hộ còn không có. Nguồn nước vì thế mà ô nhiễm trầm trọng, ở miền núi, hút bể phốt vẫn còn là phương pháp xa lạ.
  Hiện nay, ở các vùng nông thôn, miền núi, nguồn nước sạch sử dụng trong sinh hoạt còn thiếu, nhiều nguồn nước chưa được xử lý, hệ thống giếng đào nhiều nơi gần ao hồ. Ngoài ra, ở các vùng nông thôn, miền núi còn chịu sự ô nhiễm do tập quán sinh hoạt, nấu ăn, chất thải của các loại gia súc, gia cầm thả rông, các loại thuốc trừ sâu, nghĩa địa, bãi chôn lấp chất thải của trạm xá... Từ đó vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh về đường hô hấp (khó thở, các bệnh về phổi), tiêu hoá (kiết lị, tiêu chảy), các bệnh phụ khoa và bệnh về mắt .
         Trước thực trạng báo động về dịch bệnh xảy ra trên địa bàn cả nước trong thời gian qua, rất mong các địa phương, các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng cần có sự quan tâm đúng mức hơn nữa đến vấn đề vệ sinh, ô nhiễm môi trường ở các vùng nông thôn, vùng núi; tiếp tục nâng cao nhận thức về môi trường cho đồng bào; cần có những biện pháp thích hợp, cụ thể, thiết thực để người dân nông thôn, vùng núi tiếp cận với các điều kiện vệ sinh cơ bản; đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đồng bào tham gia làm cho môi trường ngày càng trong sạch nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng và phát triển chính quyền một cách toàn diện, vững mạnh.